Cổng game đổi thưởng số 1 - GameLoop chính thức

banner

VRG xanh hóa bền vững vùng biên

Trong nhiều năm qua, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam không ngừng tiếp tục sứ mệnh xanh hóa bền vững vùng biên với hàng trăm ngàn héc ta cao su bạt ngàn.

Hiệu quả mang lại của sứ mệnh này góp phần quan trọng vào công cuộc , giữ vững vùng biên cương của Tổ quốc.

VRG xanh hóa bền vững vùng biên - ảnh 1

Bạt ngàn cao su VRG phủ xanh vùng biên cương

VŨ PHONG

Vai trò chiến lược

Ngày 30.10.2006, ban hành Quyết định về việc thành lập Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Tại thời điểm đó, VRG được nhà nước giao làm nòng cốt để thực hiện chương trình phát triển 700.000 ha cao su đến năm 2010 và làm đầu mối để phát triển 100.000 ha cao su ở các tỉnh biên giới Lào và Campuchia.

Thực hiện nhiệm vụ này, VRG bắt đầu triển khai trồng cao su tại Lào. Đến năm 2013, những dòng vàng trắng đầu tiên đã chảy trên đất nước của hoa Champa.

Tiếp đó, năm 2007 VRG tiếp tục triển khai chương trình đầu tư phát triển cao su tại Vương quốc . Qua hơn 14 năm đầu tư tại đất nước Chùa Tháp, cơ đồ gây dựng thật đáng trân trọng tự hào, với gần 90.000 ha cao su xanh tốt trải dài qua 7 tỉnh, tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương.

Trong quá trình trồng cây cao su tại Lào và Campuchia, VRG đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác an sinh xã hội, làm đường giao thông, thiết lập hệ thống điện, trường học, trạm y tế và các công trình tôn giáo, nhà ở cho … trị giá hàng chục triệu USD.

Ở trong nước, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nơi đồng bào luôn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời gian dài, T.Ư và các cấp chính quyền địa phương luôn trăn trở, thử nghiệm chọn nhiều loại cây trồng, vật nuôi để giúp người dân nơi đây thoát nghèo.

Sau những nghiên cứu thử nghiệm, từ năm 2006, cây cao su bắt đầu được trồng ở Sơn La, tiếp đó là Lai Châu, Điện Biên… Năm 2016, các công ty CP cao su Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã thu hoạch sản phẩm mủ cao su. Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn như địa bàn phân tán, địa hình đồi dốc, công nhân cao su chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ chuyên môn còn thấp, nhưng đến nay có thể khẳng định: Cây cao su đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế xã hội tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Đặc biệt, khi đến thăm Công ty CP cao su Sơn La vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh VRG đã có tinh thần đi đầu, làm thí điểm chủ trương nông dân góp đất cùng với để trồng, phát triển cây cao su. Đây có thể nói là một cuộc cách mạng thay đổi tập quán canh tác, cơ cấu cây trồng (trước đó chủ yếu trồng ngô, trồng sắn, trồng lúa nương... với hiệu quả kinh tế thấp) góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía bắc.

Tính đến năm 2021, Việt Nam có khoảng 1 triệu ha cao su. Quan sát trên bản đồ nước ta, có thể thấy cây cao su được phân bố rộng khắp trên nhiều vùng miền của đất nước, từ Đông Nam bộ, lên Tây nguyên, ra duyên hải miền Trung và miền núi phía bắc. Tuy chỉ chiếm chưa đầy 1/3 diện tích cao su cả nước, nhưng VRG lại giữ vai trò là trung tâm hoạch định chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam; là đầu mối cung cấp, hỗ trợ các dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chế biến cao su và tiêu thụ sản phẩm cao su.

Từ một nước xuất hiện không đáng kể trên bản đồ cao su , Việt Nam hiện đã vươn lên khẳng định vị thế quan trọng của mình, và có tiếng nói mang tính chiến lược tại các diễn đàn cao su quốc tế. Việt Nam hiện xếp thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên với năng suất bình quân vườn cây cao su tiếp tục đứng hàng đầu thế giới.

 

Phát triển bền vững

Để vươn cao, vươn xa hơn, Ban lãnh đạo VRG đã xây dựng chiến lược phát triển của tập đoàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, VRG xem phát triển bền vững là xu thế tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện nếu muốn tồn tại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, gắn liền 3 trụ cột: Phát triển kinh tế - Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội - Bảo vệ môi trường.

VRG xanh hóa bền vững vùng biên - ảnh 2

Trên 90% hộ công nhân cao su của VRG thuộc diện ổn định, khá giả, thu nhập bình quân hơn 7,6 triệu đồng/người/tháng

 

Năm 2019, VRG có 10 doanh nghiệp trực thuộc được công nhận nằm trong Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam. Đến năm 2020 tăng lên 14 đơn vị đạt top 100. Trong đó, 2 đơn vị là Cao su Dầu Tiếng và Cao su Bến Thành xuất sắc nằm trong top 10. Đến tháng 8.2021, đã có trên 54.500 ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM và 22 nhà máy chế biến mủ cao su được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.

Dù ngành cao su có những thời kỳ đối mặt với rất nhiều khó khăn, do nguồn thu chính của VRG là từ cao su chịu tác động lớn bởi đà giảm của giá cao su thiên nhiên thế giới, nhưng tập đoàn và các đơn vị thành viên luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Đến nay, trên 90% hộ công nhân cao su thuộc diện ổn định, khá giả; xóa bỏ 100% nhà tranh, tre, nứa, lá tạm bợ; đã có 3/4 số hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố; xóa 100% hộ đói.

Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người lao động cũng luôn được ngành cao su quan tâm, chăm lo, thông qua việc thiết lập các thiết chế văn hóa cơ sở và thường xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào văn hóa, ở tất cả các cấp. Điều này không chỉ góp phần phát triển con người một cách toàn diện mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa người công nhân cao su bắt nhịp với đời sống xã hội đang đổi thay tích cực từng ngày.

Năm 2021 là dấu mốc quan trọng trong giai đoạn mới (giai đoạn 5 năm 2021 - 2025) với mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở 3 trụ cột bằng sự quyết tâm chính trị cao và tư duy sáng tạo. VRG phấn đấu tăng trưởng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách bình quân từ 3 - 5%/năm, riêng thu nhập người lao động phấn đấu tăng tối thiểu 5%/năm.

Năm 2021 cũng là năm thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đảng ủy khối Doanh nghiệp T.Ư, cũng như cả từ công ty mẹ - tập đoàn đến các đơn vị thành viên đã phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các địa phương, đoàn kết, thống nhất triển khai nghiêm túc, quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa nỗ lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục bảo đảm việc làm, đời sống cho hơn 80.000 lao động toàn tập đoàn.

Không ngừng tăng trưởng

Sau khi hoàn tất công tác cổ phần hóa và chuyển qua hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 2018, các chỉ số kinh tế của VRG tăng trưởng tốt, giá trị vốn hóa của VRG tăng cao, duy trì ổn định thu nhập, phúc lợi xã hội cho hơn 80.000 người lao động. Minh chứng là, tổng doanh thu và thu nhập khác của VRG năm 2016 đạt 15.401 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.366 tỉ đồng, nộp ngân sách 1.150 tỉ đồng, thu nhập bình quân 6,058 triệu đồng/người/tháng, thì đến năm 2020 mức tăng trưởng các chỉ tiêu lần lượt là: 25.477 tỉ đồng, 4.067 tỉ đồng, 3.831 tỉ đồng và 7,639 triệu đồng/người/tháng.

Từ năm 2010 đến nay, các đơn vị thuộc VRG đã đóng góp hơn 300 tỉ đồng cho các công tác từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo và hoạt động cộng đồng. VRG còn ủng hộ Quỹ phòng chống dịch bệnh .của quốc gia 200 tỉ đồng; cùng hàng trăm triệu đồng ủng hộ cho các tỉnh và TP.HCM, các địa phương tại nước bạn Campuchia, Lào.

Tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, đảm bảo mục tiêu kép trong năm 2021, VRG xây dựng kế hoạch doanh thu và thu nhập khác 27.100 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.700 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.600 tỉ đồng.

Theo báo Thanhnien.vn